Lập tờ khai thuế TNDN không là việc phức tạp đối với các kế toán viên có đủ kinh nghiệm quyết toán thuế. Chỉ cần biết cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN sao cho đúng, doanh nghiệp vẫn có thể tự làm tờ khai thuế.
Quyết toán thuế TNDN không khó. Nhưng để hoàn thành các thủ tục, quy trình của việc quyết toán thuế lại không hề đơn giản. Thậm chí, điều này còn gây tốn nguồn lực của doanh nghiệp.
Lập tờ khai quyết toán thuế là một trong những thủ tục cần làm của quá trình quyết toán thuế TNDN. Để giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và giải quyết các nỗi lo về việc lập tờ khai. Trường Thành có đưa ra một số dịch vụ hỗ trợ:
Trong bài viết này, Trường Thành sẽ nói rõ hơn về quy trình và những lưu ý khi doanh nghiệp phải lập tờ khai thuế TNDN. Đây cũng chính là quy trình làm việc của đội ngũ kế toán ở Kế Toán Trường Thành.
Cách lập quyết toán thuế TNDN
Để lập và nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN, người nộp thuế phải dùng phần mềm HTKK để thực hiện. HTKK là phần mềm hỗ trợ kê khai qua mạng miễn phí cho doanh nghiệp.
Trường Thành sẽ hướng dẫn làm tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN ban hành kèm Thông tư 151/TT-BTC bằng phần mềm HTKK.

Đầu tiên, bạn tiến hành chọn: Năm: Năm quyết toán; Chọn phụ lục kê khai:
- Phụ lục 03-1A/TNDN: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Phụ lục 03-2A/TNDN: Chuyển lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Chọn phụ lục này khi doanh nghiệp lãi và có số lỗ của năm trước được chuyển).
- Phụ lục PL 114/2020/NĐ-CP: Thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm theo nghị quyết số 116/2020/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2020 (Chọn khi tổng doanh thu năm 2020 không quá 200 tỷ động để doanh nghiệp được giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của kỳ tính thuế TNDN năm 2020).
Sau khi “đồng ý”, giao diện tờ khai quyết toán thuế sẽ xuất hiện. Lúc này, doanh nghiệp bắt đầu lập tờ khai theo cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN dưới đây.
Nội dung liên quan: Hướng Dẫn Cách Điều Chỉnh Số Liệu Sau Khi Quyết Toán Thuế
Hoàn thiện chỉ tiêu [A1]
Để hoàn thiện chỉ tiêu [A1], doanh nghiệp cần hoàn thiện phụ lục 03-1A/TNDN. Căn cứ vào số liệu được đưa vào chỉ tiêu trên PL 03-1A/TNDN được lấy tại:
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Báo cáo tài chính
- Sổ chi tiết tài khoản hoặc bảng cân đối phát sinh tài khoản.
Phần mềm sẽ tự động tổng hợp số liệu lên chỉ riêu [A1] trên tờ khai theo. Từ đó giảm bớt thời gian và công sức làm.
Mời bạn tham khảo: Sử Dụng Dịch Vụ Quyết Toán Thuế Trọn Giá Tốt Nhất
Điền các chỉ tiêu [B]
Để xác định thu nhập chịu thuế tại chỉ tiêu [B], doanh nghiệp điều chỉnh tăng/giảm tổng lợi nhuận kế toán trước thuế [A1] theo quy định của Luật thuế TNDN.
Thu nhập chịu thuế = doanh thu – chi phí được trừ + các khoản thu nhập khác.
Các chỉ tiêu từ [B1] đến [B14] là các chỉ tiêu điều chỉnh. Có các chỉ tiêu này do có sự chênh lệch giữa luật thuế và thuật kế toán. Cụ thể:
- Luật thuế: Doanh thu được ghi nhận theo điều 5 TT 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi điều 3 thông tư 96/2015/TT/BTC). Chi phí được trừ đáp ứng điều kiện luật thuế TNDN (tại điều 6 của TT 78/2014/TT-BTC sửa đổi bởi điều 4 thông tư 96/2015?TT-BTC)
- Luật kế toán: Doanh thu được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán số 14. Chi phí là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện hoạt động SXKD.
Mặc dù hai luật này vẫn đang thay đổi để phù hợp với nhau hơn. Nhưng doanh nghiệp nên chú ý vào tiêu chí các khoản chi phí không được trừ [B4].
[B4] phải ánh toàn bộ khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của luật thuế TNDN (quy định tại khoản 2 điều 6 thông tư 78/2014/TT-BTC và được sửa đổi bổ sung tại điều 1 thông tư 151/2014/TT-BTC, điều 4 và điều 14 thông tư 96/2015/TT-BTC, điều 1 thông tư 51/2014/TT-BTC).
Kết quả được phần mềm thể hiện tại chỉ tiêu thu nhập chịu thuế từ hoạt động SXKD [B3]. Chỉ tiêu này dùng để xác định thu nhập tính thuế tại mục [C].
Tiếp đến, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh các chỉ tiêu còn lại của mục [B] bao gồm: [B2], [B3], [B5], [B6], [B7], [B9], [B10], [B11] (nếu có)
Có thể bạn quan tâm: Dịch Vụ Kế Toán Và Những Lưu Ý Doanh Nghiệp Cần Quan Tâm
Điền các chỉ tiêu tại mục [C]
Chỉ tiêu thu nhập miễn thuế [C2] là khoản thu nhập được miễn không tính và thu nhập tính thuế trong năm theo quy định của Luật thuế TNDN tại điều 8 của TT 78 (điều 6 thông tư 96/2015/TT-BTC). Đây là khoản rất ít gặp trong thực tế. Nếu doanh nghiệp không có thu nhập miễn thuế thì bỏ qua chỉ tiêu này.
Chỉ tiêu chuyển lỗ và bù trừ lãi lỗ [C3]. Theo nguyên tắc chuyển lỗ: chỉ chuyển khi trong kỳ có lãi nên trước khi thực hiện [C3]. Doanh nghiệp cần kiểm tra chỉ tiêu [C4] âm hay dương.
Chỉ tiêu [C4] thu nhập tính thuế được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế [C4] = Thu nhập chịu thuế – thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
Trường hợp 1: [C4] có giá trị âm (xuất ra giá trị trong ngoặc đơn)
Khi [C4] mang giá trị âm, năm quyết toán doanh nghiệp không phải nộp thuế. Hoặc trong kỳ các bạn đã tạm nộp số tiền thuế TNDN phải nộp các quý.
Doanh nghiệp xác định nốt chỉ tiêu Số thuế đã tạm nộp trong năm [E1] là làm xong tờ khai quyết toán.
Trường hợp 2: [C4] có giá trị dương
Khi [C4] có giá trị dương, doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN. Doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các mục dưới.
Nội dung liên quan: Dịch Vụ Quyết Toán Thuế Thu Nhập Cá Nhân Hiệu Quả
Chuyển lỗ (nếu có) khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN
Nếu các năm trước doanh nghiệp có số lỗ chưa chuyển hết (trong 5 năm gần nhất) thì thực hiện chuyển lỗ.
Thực hiện tại phụ lục 03/2A/TNDN để phần mềm tự động tổng hợp số liệu lên chỉ tiêu lỗ từ hoạt động SXKD được chuyển trong kỳ [C3a]
Sau khi chuyển lỗ xong, xác định kết quả tại [C4]:
Nếu C4 = 0. Doanh nghiệp xác định chỉ tiêu [E1] là hoàn thành tờ khai
Nếu C4 > 0. Doanh nghiệp tiếp tục thực hiện tính thuế.
Trích lập quỹ khoa học công nghệ (nếu có) khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN
Doanh nghiệp hoàn thành chỉ tiêu [C5]
Tính thuế bước quan trọng khi lập tờ khai quyết tóa thuế TNDN
Nếu không có lỗ được chuyển hoặc chuyển lỗ xong mà chỉ tiêu C4 vẫn còn tiền thì đó chính là thu nhập phải tính thuế. Đưa giá trị dương ở [C4] vào chỉ tiêu [C7], [C8], [C9] theo mức thuế suất mà doanh nghiệp áp dụng.
Phần mềm sẽ tự động tính ra số thuế TNDN phải nộp ở chỉ tiêu C10 hoặc C16 hoặc D
Khai giảm 30% thuế TNDN phải nộp của năm 2020
Thực hiện khai số thuế được giảm vào phục lục PL 114/20520/NĐ-Cp để phần mềm tự động tổng hợp số liệu lên chỉ tiêu số thuế được miễn giảm, giảm không theo luật thuế TNDN [C14] trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Đưa số tiền được giảm 30% vào chỉ tiêu Thuế TNDN được miễn giảm [C12] trong tờ khai quyết toán thuế
Xác định số thuế TNDN đã nộp trong năm (nếu có):
Đưa số tiền tạm nộp vào chỉ tiêu thuế TNDN của hoạt động sản xuất kinh doanh [E1].
Xác định kết quả kê khai quyết toán TNDN
Kết quả được thể hiện tại chỉ tiêu tổng số thuế TNDN còn phải nộp [G]
- Nếu G có giá trị âm: Trong năm quyết toán, DN đã nộp thừa tiền thuế.
- Nếu G có giá trị dương: Số tiền doanh nghiệp còn phải đóng thêm. Hạn nộp tiền thêm cũng là thời gian nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN
Trên đây là hướng dẫn lập tờ khai quyết toán thuế TNDN bằng phương pháp bình thường.. Nếu doanh nghiệp bạn quyết toán thuế TNDN theo phương pháp trực tiếp, bạn sẽ cần lưu ý thêm về phương pháp tính thuế này.
Lưu ý về cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN
Cập nhật theo thực tế, năm 2020 là năm có nhiều chuyển biến của kinh tế nói chung. Vì vậy, thuế TNDN cũng có vài thay đổi nhất định. Dưới đây là một vài lưu ý của thuế TNDN doanh nghiệp cần nắm rõ để không làm mất quyền lợi và vi phạm quy định.
Không phải nộp tờ khai thuế TNDN theo quý
Tại điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ tài chính thì kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là quý 4/2014): Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh.
Nếu TỔNG số thuế tạm nộp (tức là các quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Đối với số thuế TNDN tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Mời bạn tham khảo: Trải Nghiệm Dịch Vụ Kế Toán Trọn Gói Chuyên Nghiệp
Thay đổi quyết toán thuế TNDN năm 2020 đổi mới cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Khi quyết toán thuế TNDN năm: thêm phụ lục Tờ khai Quyết toán mẫu 03/TNDN tích chọn phụ lục 114/2020/NĐ-CP để kê khai
- Giảm 30% thuế TNDN năm 2020 với DN có DT năm < 200 tỷ
- KQKD Năm 2020 có lãi thứ tự: Khi lập tờ khai quyết toán: Chuyển lỗ, ưu đãi thuế Phụ lục NĐ 114/2020/NĐ-CP giảm 30%
- Số thuế được giảm theo NĐ 114/2010/NĐ-CP sẽ thể hiện ở chỉ tiêu C14 của Tờ khai.
- Điều kiện Tổng doanh thu năm trên tờ khai VAT < 200 tỷ -> Kết quả lãi lỗ không phân biệt tài khoản 511, 515, 711
- Chỉ tiêu [E1]: số thuế TNDN tạm nộp trong năm là số thực nộp vào ngân sách nhà nước tính tới ngày 30/1/2021 hạnh chót quý 4/2020: Nợ 3334/ Có 111,112
- Khi lập tờ khai quyết toán năm cần phân biệt chi phí kế toán và chi phí hợp lý hợp lệ theo luật thuế TNDN
Một số lưu ý khác khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN
- Mức thuế suất thuế TNDN phổ thông 20%, các doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề ưu đãi thuế theo giấy phép đầu tư
- Thuế TNDN tạm tính: vẫn áp dụng theo Thông tư 151/2014/TT-BTC
- Đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh với nhà thầu nước ngoài. Việc lập tờ khai thuế TNDN còn ảnh hưởng đến việc quyết toán thuế nhà thầu.
Câu hỏi thường gặp
Trên tờ khai quyết toán thuế TNDN có 4 hạng mục lớn được đánh theo thứ tự A, C B, D, E lần lượt là:
– Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính
– Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Xác xác định thuế TNDN phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh
– Thuế TNDN từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản còn phải nộp sau khi khấu trừ thuế TNDN đã nộp ở địa phương khác
– Tổng số thuế phải nộp trong kỳ
Hiện nay, các doanh nghiệp đều phải quyết toán thuế qua mạng bằng phần mềm HTKK. Trên phần mềm đã tích hợp sẵn mẫu tờ khai quyết toán thuế TNDN theo đúng thông tư, quy định được ban hành.
Đầu tiên cần lập phụ lục Phụ lục 03-1A/TNDN. Sau đó tiến hành hoàn thiện các số liệu còn thiếu và điều chỉnh phù hợp. Trong quá trình hạch toán của doanh nghiệp, tổ chức kế toán trong doanh nghiệp cần linh động
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách lập tờ khai quyết toán thuế TNDN. Trường Thành mong rằng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. muốn chia sẻ cùng bạn. Để được hỗ trợ tốt nhất, vui lòng để lại bình luận hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
Dịch Vụ Kế Toán Trường Thành
- Trụ sở chính: Số 15D ngõ 236/18 đường Khương Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Văn phòng: No.01 – LK64, No.01 – LK65 khu đất dịch vụ 16,17, 18a, 18b phường Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.
- Hotline: 0868 60 48 46
- Email: dichvuketoantruongthanh@gmail.com
- Mã số thuế: 0102 77 1178
Các dịch vụ chúng tôi cung cấp:
- Dịch vụ quyết toán thuế
- Dịch vụ kế toán thuế tháng
- Dịch vụ soát xét hồ sơ kế toán
- Dịch vụ hoàn thiện hồ sơ kế toán
- Dịch vụ tổ chức bộ máy kế toán
- Dịch vụ đào tạo quản trị nhân lực
Công ty Trường Thành Giấy chứng nhận kinh doanh và đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thủ tục thuế
Xác nhận đủ điều kiện hành nghề thủ tục thuế – Trường Thành